Có hai kỳ tích kỹ thuật trong đoạn video dưới đây: cây cầu được xây dựng bằng máy và bản thân cỗ máy. Cỗ máy xây cầu nặng 580 tấn, dài 91,8m, rộng 7,4m, thực chất là một thiết bị siêu trường siêu trọng để lắp đặt các thanh dầm cho các cây cầu do Công ty Máy móc và thiết bị Wowjoint, Bắc Kinh, Trung Quốc sản xuất.

Tên của cỗ máy này là SLJ900/32.

Quá trình xây dựng các cây cầu vốn rất phức tạp sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều với cỗ máy lắp dầm cầu này. Sau khi gắp thanh dầm mới từ sân đúc, cỗ máy sẽ được di chuyển đến khu vực cần lắp đặt, nơi các trụ cầu đã được dựng lên. Để đưa thanh dầm vào nhịp cầu mới, cỗ máy sử dụng 2 hệ thống chân đỡ hoạt động bằng khí nén: chân đỡ thứ nhất được hạ xuống và bám vào trụ cầu cũ, sau đó phần thân cỗ máy kèm theo hệ thống chân đỡ thứ hai sẽ kéo dài ra đến trụ cầu mới. Sau khi cả 2 hệ thống chân đỡ đã vững chắc, thanh dầm sẽ được trượt vào vị trí giữa hai trụ cầu để định vị và gia cố.

Sau khi thanh dầm đã được gia cố vững chắc, cỗ máy lại thu ngắn lại, mang theo hai hệ thống chân đỡ trở về. Khi quay trở lại để lắp đặt thanh dầm mới, cỗ máy sẽ di chuyển qua thanh dầm vừa được lắp đặt và quá trình lắp thanh dầm mới sẽ được lặp lại.

Như vậy, toàn bộ quá trình lắp đặt một thanh dầm mới chỉ tốn khoảng vài giờ.

Trong trường hợp bạn băn khoăn, thì loại máy mà Việt Nam sử dụng để xây dựng tuyến metro Sài Gòn là loại khác. Các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) được phân chia thành 13 đốt dầm và được chiếc cần cẩu này lắp đặt vào các trụ cầu.

Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8/2012. (ảnh qua: hcmcmetroline1-scc.com.vn)
Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8/2012. (ảnh qua: hcmcmetroline1-scc.com.vn)

>> Nợ đọng hơn 15.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, chưa biết trả thế nào

Thiện Tâm tổng hợp