Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để làm nên bí quyết gia truyền lưu lại cho các thế hệ sau. Thừa kế những tinh hoa của các thế hệ đi trước, hậu nhân sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy hơn nữa những giá trị trân quý của nghề.

nghe co dat Viet
Tác phẩm Nghề truyền thống số 2 của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Tiến Đạt. Nghệ sĩ Đào Tiến Đạt từng được Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) xếp thứ hạng cao nhất trong các nhiếp ảnh gia thế giới (Top Overseas) thể loại ảnh màu khổ nhỏ trong bảng xếp hạng các nhà nhiếp ảnh trên thế giới năm 2013. (Ảnh qua baogialai.vn)

Nghề truyền thống ở nước ta rất phát triển, có nguồn gốc lâu đời, sản phẩm phong phú, đa dạng về chất liệu, kiểu loại. Có thể kể một số nghề như: nghề rèn, nghề gốm, nghề dệt chiếu cói, dệt the, dệt lụa, thêu, thợ may, thợ mộc, nghề kim hoàn, chạm bạc, khảm xà cừ, nghề giấy, nghề mây tre, làm nón, nghề chạm khắc đá, đúc đồng, v.v. Những người làm nghề thường ở thành nhóm, thành phường, thành làng nghề. Biết ơn những vị sáng lập truyền nghề cho mình và tôn vinh đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ǎn quả nhớ kẻ trồng cây”, họ thờ phụng các vị tổ nghề. Có thể lập bàn thờ tổ nghề tại gia, nhưng phổ biến hơn cả là các miếu, đền tại các làng nghề. Đặc biệt, nhiều vị tổ nghề còn được tưởng nhớ qua các lễ hội để lưu giữ nghề đó mãi mãi như một nét văn hóa truyền thống.

Trong loạt chuyên đề này, báo Trí Thức VN muốn gửi đến độc giả những câu chuyện về nghề truyền thống, để chúng ta có thể cùng trân quý những nét đẹp của nghề cổ đất Việt.

4 1Gốm Bát Tràng: Hồn của đất

Nói đến lịch sử của làng nghề Bát Tràng phải kể tới câu chuyện đi sứ thời Lý – Trần của ba người đỗ Thái học sinh là “tổ nghề” của nghề gốm tại ba làng Bồ Bát, Thổ Hà và Phù Lãng…

2 2Lụa Vạn Phúc: Rộn ràng tiếng thoi đưa

Trong tâm thức của người Vạn Phúc, lụa là kết quả của quá trình trồng dâu, nuôi tằm, kéo kén, ươm tơ cho đến lúc dệt. Nó cũng là kết tinh sản phẩm của trời – đất, thắm đượm công sức, tài hoa của con người, là sản phẩm quý giá của quê hương, thấm sâu tình cảm của người Việt.

1 1Tranh Đông Hồ: Phảng phất hồn Việt

Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một đi, làng tranh cũng thay đổi nhiều. Tuy vậy, tranh Đông Hồ vẫn đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu.

5 1Đồng Đại Bái: Tiếng chuông vang vọng hồn núi sông

Đồng Đại Bái rất tinh xảo, đẹp về tạo dáng và lối tạo hình trong các hoa văn trang trí. Những họa tiết trên các sản phẩm thường xuất hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật cổ, trong điêu khắc đình chùa, trong những giai thoại, huyền thoại, truyền thuyết dân gian mà từ lâu đã quá quen thuộc với con người đất Việt.

3 1Cốm làng Vòng: Hương cốm gọi mùa thu

Nghề làm cốm làng Vòng cũng bắt nguồn từ một sự tình cờ: Vào một mùa Thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm…

88Trống Đọi Tam: Tiếng vọng ngàn đời

Đã từ lâu, tiếng trống luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân ở thành thị cũng như nông thôn: tiếng trống trường, tiếng trống trong mùa lễ hội… Tiếng trống đã trở nên quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của người dân khắp mọi miền đất nước.

non tay hoNón Tây Hồ: Chiếc nón bài thơ

Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói đến nón bài thơ thì phải phải nói đến làng nghề làm nón truyền thống Tây Hồ, nơi lưu giữ những nét đặc trưng văn hóa của chếc nón bài thơ và của con người xứ Huế.

lang kieu kỵQuỳ vàng bạc Kiêu Kỵ: Bí mật độc nhất vô nhị

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để làm nên bí quyết gia truyền lưu lại cho các thế hệ sau. Thừa kế những tinh hoa của các thế hệ đi trước, hậu nhân sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy hơn nữa những giá trị trân quý của nghề.

1“Tò he cụ bán mấy đồng? Con mua một chiếc cho chồng con chơi”

Tò he cụ bán mấy đồng?
Con mua một chiếc cho chồng con chơi.
Chồng con đánh hỏng thì thôi,
Con mua chiếc khác con chơi một mình.

Chẳng biết từ bao giờ tò he đã trở thành một trò chơi của trẻ em Việt.

2Tranh sơn mài: Dấu ấn hội họa truyền thống

Sơn mài là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Nó là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Thật ra, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công mỹ nghệ nước ngoài và tranh sơn mài Việt Nam.

3Khảm xà cừ: Óng ánh xà cừ con trai con ốc

Từ vỏ con trai con ốc sống ở ao hồ, cửa sông, bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã tạo nên vô vàn sản phẩm khảm xà cừ óng ả, sang trọng. Đó là những mặt hàng mỹ nghệ tinh xảo, từ khay, đĩa, ấm, chén, bàn cờ, lọ hoa đến các mặt hàng trang sức như khuyên tai, mặt nhẫn, vòng cổ xà cừ…

1 4Kim hoàn Kế Môn

Ở nước ta, nói đến nghề kim hoàn với bề dày phát triển và những người thợ tài ba thì không thể không nhắc đến Huế. Huế là kinh đô, đồng thời là nơi chế tác kim hoàn tinh xảo dưới thời nhà Nguyễn. Nơi đây còn có một cái nôi sản sinh ra rất nhiều thợ kim hoàn nổi tiếng, chính là làng Kế Môn, huyện Phong Điền.

2 5Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Trải qua gần bốn thế kỷ tồn tại, các sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước mang đậm tính nghệ thuật đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành niềm tự hào và đem lại nguồn thu đáng kể cho làng nghề Non Nước.

3 4Gốm Quế Kim Bảng: Sắc màu từ tự nhiên

Nằm nghiêng mình bên hạ lưu sông Đáy là những lò gốm với mái ngói đỏ nâu, mang nét thanh bình của một làng quê cổ. Làng gốm ấy thuộc huyện Kim Bảng Hà Nam, có tuổi đời khoảng 500 năm, và vẫn luôn được duy trì bởi những người con của đất gốm Quế…

4 4Lư đồng An Hội: Ánh lửa bập bùng giữa lòng Sài Gòn

Giữa thành phố Sài Gòn hiện đại náo nhiệt và nhộn nhịp, ít ai còn để ý đến một làng nghề truyền thống hàng đêm vẫn bập bùng ánh lửa hồng. Đó là làng nghề đúc đồng An Hội với lịch sử gần 200 năm tuổi. Làng nằm khuất cuối con đường Nguyễn Duy Cung quận Gò Vấp, nổi tiếng với sản phẩm lư hương truyền thống.

Chuyên đề “Nghề cổ đất Việt” sẽ liên tục được cập nhật.

Thanh Phong