Thấm đẫm sử Việt có lẽ không phải là sự thắng – bại, được – mất, mà là sự vươn lên của con người trong khó khăn, sự sáng tạo và trưởng thành trên một sân khấu lớn mà đất là sàn diễn, trời là màn… Dù mỗi vở diễn có vui buồn, có thăng trầm, có tan hợp, nhưng chúng đã giúp người Việt hiểu được cái mạnh yếu, hay dở của dân tộc mình.

Góc nhìn sử Việt
Những anh hùng lịch sử…

Chúng ta đã trải qua những cuộc nội chiến, những cuộc xâm lăng, những cuộc chia cắt, mà đằng sau đó là những ẩn đố, những mảnh ghép không trọn vẹn, những sự thật vô tình hay cố ý bị lãng quên, những thêm bớt sửa đổi khó mà biết hết cho rõ được. Nhưng trên hết, người Việt sẽ tự hào về sử Việt, sẽ biết rút ra cái đúng, cái sai, cái chưa trọn vẹn của lịch sử để từ đó mà trưởng thành.

Qua loạt bài “Góc nhìn sử Việt”, báo Trí Thức VN muốn cùng độc giả tìm lại những câu chuyện sử xưa dưới một góc nhìn khác, thân thiện hơn, gần gũi hơn, dễ nhớ hơn, nhưng cũng không kém phần tự hào và trân trọng.

 Góc nhìn sử ViệtNgười phụ nữ giúp Trần Quốc Tuấn giữ chức “Quốc Công Tiết Chế” đánh bại quân Nguyên Mông

Vua và Hoàng thân quốc thích nhà Trần đều biết rõ lời trăn trối báo thù của Trần Liễu đối với Trần Quốc Tuấn, nhưng vì sao nhà Vua vẫn quyết định phong cho Trần Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết Chế – Tổng chỉ huy quân đội đánh quân Nguyên Mông?

 Góc nhìn sử ViệtChuyện trạng Bùng đưa hạt giống cây ngô từ Trung Quốc về Việt Nam

Cây ngô đã trở thành ngũ cốc quen thuộc của người dân đất Việt, nhưng để đưa được giống ngô về Việt Nam là cả một câu chuyện ly kỳ mà không phải ai cũng biết.

 Góc nhìn sử ViệtCả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có được người Việt này

Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm – Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Quốc trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm.

 Góc nhìn sử ViệtLừng danh sử Việt: Đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ

Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, người Bách Việt chỉ giành được độc lập ngắn khi có các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Điều kỳ lạ là cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán lại được lãnh đạo bởi toàn bậc nhi nữ. Đây là điều mà người Hán có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được.

 Góc nhìn sử ViệtDiện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay

Từ truyền thuyết Kinh Dương Vương, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đến những chứng tích mà giáo sư Trần Đại Sỹ thu thập được, diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.

 Góc nhìn sử ViệtVị vua Việt dám tiến đánh Trung Quốc, không bị trách mà còn được tặng đai ngọc

Vua Lê Đại Hành đã làm những gì khi đất nước gặp nguy nan, trước sự kìm kẹp của nhà Tống ở phía Bắc và Chiêm Thành ở phía Nam?

 Góc nhìn sử ViệtĐiểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử

Lịch sử gìn gữ giang sơn của người Việt cũng ghi nhận nhiều lần quân Việt tiến binh sang Trung Quốc. Nhưng khác với các cuộc xâm lược của Trung Quốc, các cuộc tiến đánh của quân Việt đa phần là nhằm tiêu diệt bớt binh lực Trung Quốc và thị uy, rồi lại rút về.

 Góc nhìn sử ViệtCâu chuyện định mệnh của vị thư sinh thời Trần làm quan đầu triều khi chưa đến 20 tuổi

Chưa đến 20 tuổi, chưa hề có đỗ đạt gì, cũng không phải Hoàng thân quốc thích, không có bất kỳ sự giới thiệu hay quen biết nào, vậy mà Đoàn Nhữ Hài lại được phong chức quan đầu triều. Đây quả là một câu chuyện lịch sử ly kỳ về định mệnh…

 Góc nhìn sử ViệtKhông phải của Lý Thường Kiệt, bài thơ “Nam quốc sơn hà” có từ bao giờ?

“Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của người Việt trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, với ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích, nguồn gốc của “Nam quốc sơn hà” vẫn còn là một dấu hỏi…

 Góc nhìn sử ViệtLý Thường Kiệt: Từ hoạn quan đến vị tướng tài lừng danh sử Việt

Trong lịch sử, hoạn quan chỉ được xem là kẻ hạ đẳng phục dịch chốn hoàng cung. Nhưng nếu là thiên tài thì từ hoạn quan vẫn có thể trở thành anh hùng kiệt xuất. Trong sử Việt đã xuất hiện một người như thế, đó chính là Lý Thường Kiệt.

 Góc nhìn sử ViệtViêm phương Trần tộc Lưu phả: Trần Quốc Toản không hề tử trận

Nhiều sách sử cho rằng Trần Quốc Toản đã tử trận trong cuộc giao chiến với quân Nguyên, nhưng gia phả hậu duệ Trần Quốc Toản là “Viêm phương Trần tộc Lưu phả” cùng cuốn “Đông A di sự” do Trần Triều Bình Chương Quốc Sư và Băng Hồ Tướng Công Trần Nguyên Đán chắp bút lại có những chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản sống rất thọ.

 Góc nhìn sử ViệtHậu duệ nhà Trần của Đại Việt trở thành Hoàng đế Trung Hoa?

Câu chuyện ly kỳ này có lẽ là tiếc nuối lớn nhất của nhà Trần. Mọi việc phải kể bắt đầu từ vua Trần Thái Tông: Lúc bấy giờ, vua Trần Thái Tông đã có sáu hoàng tử là Trần Quốc Khang, Trần Hoảng (vua Trần Thánh Tông sau này), Trần Quang Khải, Trần Nhật Vĩnh, Trần Ích Tắc và Trần Nhật Duật…

 Góc nhìn sử ViệtChuyện thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền

Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo?

 14Từ cậu bé nghèo khó hiếu thảo trở thành nhà địa lý lừng danh đất Việt

Từ một cậu bé nghèo khó trở thành nhà địa lý kiệt xuất, nhưng về cuối đời, cụ Tả Ao vẫn không thể tránh khỏi sự bài xếp của vận mệnh. Câu chuyện truyền kỳ về cuộc đời cụ Tả Ao cũng để lại cho người thời nay không ít suy ngẫm, thật đúng với câu nói: “tiên tích đức, hậu tầm long”.

 15Người phụ nữ khiến vua Bảo Đại phải bãi bỏ cả hậu cung – Kỳ 1: Hương thơm của miền Nam

Mặc dù sau này, Bảo Đại đã liên tục có thêm những cuộc tình khác (mà trong đó hai người được gọi là “thứ phi”, mặc dù ông đã thoái vị), nhưng trong suốt những năm đầu ngồi trên ngai vàng, quả thật vua Bảo Đại đã rất trân trọng và tuân thủ lời hứa đối với Nam Phương hoàng hậu. Sự buông thả này có lẽ chỉ có Bảo Đại và những người quanh ông ở thời điểm khó khăn những năm 1940 mới biết được chính xác câu trả lời…

12Người phụ nữ khiến vua Bảo Đại phải bãi bỏ cả hậu cung – Kỳ 2: Đức Đông Tây đều đủ

Vượt qua sự khác biệt về văn hóa Đông Tây, Nam Phương hoàng hậu đã đi trước thời đại để đảm nhận trách nhiệm của một đệ nhất phu nhân nước Việt. Dù bà hành xử rất Tây, với phong cách uy nghiêm, quý phái; nhưng người ta vẫn có thể cảm nhận được ở bà đức hạnh, nền nếp và sự hiền từ của một người phụ nữ Đông phương…

11Người phụ nữ khiến vua Bảo Đại phải bãi bỏ cả hậu cung – Kỳ cuối: “Toujours seule” – Lời nhận xét định mệnh

Ngày cưới, Nam Phương hoàng hậu xuất hiện giữa triều đình nhà Nguyễn, chung quanh đầy văn võ bá quan, nhưng bà vẫn “seule” và cả đời bà sau này cũng “toujours seule”… “Toujours seule” – Đó là lời nhận xét định mệnh của vua Bảo Đại dành cho Nam Phương hoàng hậu.

 chu-viet-1Chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa là gì?

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là bông hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?

chim-hac-2Câu chuyện chim Hạc giúp Vua Gia Long tìm đất quý xây thành

“Địa linh sinh nhân kiệt” – Câu chuyện về một con chim Hạc trắng giúp Vua Gia Long tìm đất quý xây thành để ổn định vùng Bắc Hà chỉ là một trong những truyền thuyết về vùng đất Thanh Hóa, nơi phát tích nhiều đế vương cũng như thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa nổi tiếng trong lịch sử nước nhà.

 de-vuong-2Hai vùng đất phát đế vương nổi tiếng Việt Nam

Ở Việt Nam, nói đến đất đế vương thì phải kể tới vùng đất Thanh Hóa và Cao Bằng. Nếu Thanh Hóa được xem là đất “đế vương chung hội” bởi rất nhiều vua chúa trong lịch sử đều phát tích từ vùng đất này; thì Cao Bằng được xem là đất “đế vương dung thân”, có thể giúp vua giữ gìn phúc khí, cũng có thể sinh ra bậc vương giả.

1Đức hạnh của vị hoàng hậu dám điềm tĩnh đối mặt với hổ và voi để bảo vệ vua Trần Nhân Tông

Hình tượng một vị hoàng hậu dũng cảm dám ngăn hổ cản voi sẽ mãi đi vào sử sách, để cho thấy rằng: người phụ nữ truyền thống vì thiên chức mà đứng ở phía sau an nội, nhưng khi cần thiết vẫn có thể đứng trước người đàn ông, mang theo dũng khí vô cùng. Bảo Thánh hoàng hậu quả thật là một hình tượng trọn vẹn về cái đức của người phụ nữ.

2Đại Cồ Việt vuột mất cơ hội tiến sang đánh chiếm Trung Quốc vào phút cuối như thế nào

Sự việc này liên quan đến một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi: chính quyền Trung Quốc ngày nay tuyên truyền rằng ông là người đã đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến; phía Việt Nam thì từng tôn vinh ông như một hình tượng đoàn kết các dân tộc thiểu số chống lại ngoại xâm; có người xem ông là một thế lực tự trị; cũng có người gọi ông là giặc loạn; lại có người coi ông như một vị anh hùng dân tộc. Ông là Nùng Trí Cao.

3Ngô Quyền: Từ cuộc thi tài kén rể hào hứng sử Việt tới chiến thắng khiến giang sơn đời đời bền vững

Trong lịch sử Việt Nam thì việc Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 được xem là một chiến thắng đánh dấu mốc quan trọng, chấm dứt thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ tự chủ tự cường cho dân tộc Việt. Nhưng những chi tiết ly kỳ trong cuộc đời của vị Tiền Ngô Vương này thì không phải ai cũng biết.

4Vị hiền nhân người Việt chinh phục cả Trường An, làm tể tướng Trung Quốc

Vào triều đại nhà Đường của Trung Hoa, nước Việt vẫn đang nằm trong thời kỳ Bắc thuộc, nhưng không phải vì thế mà chúng ta thiếu đi nhân tài. Trong lịch sử có ghi chép về câu chuyện hai anh em họ Khương ở xứ An Nam sang tận kinh đô nhà Đường khảo thí cùng các anh tài của Trung Quốc thời bấy giờ. Cả hai đều đỗ tiến sĩ, trong đó có một người vượt qua tất cả sĩ tử Trung Quốc, đỗ đầu trên bảng vàng, rồi làm quan cho nhà Đường tới chức tể tướng.

5Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử

Mong muốn trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, sinh ra vua, nhưng người phụ nữ tinh thông tướng số này lại không thể toại nguyện, chỉ sinh được một người con trai. Mặc dù vậy, con trai bà là một kỳ nhân hiếm có, đỗ trạng nguyên, làm quan đến tước quốc công, trở thành nhà chiến lược kỳ tài, nhà thơ có ảnh hưởng sâu sắc và còn được dân gian coi là nhà tiên tri số một trong sử Việt.

6Vị hiền nhân người Việt góp phần xây dựng nên Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành được xem là tinh hoa của văn hóa Trung Hoa 5.000 năm, nhưng việc xây dựng niềm tự hào của Trung Hoa này lại mang một phần công sức lớn của một kiến trúc sư người Việt.

7Nữ trạng nguyên duy nhất trong sử Việt

Thời xưa “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được xem là việc của đàn ông, vì thế mà cảnh đèn sách đi thi của các sĩ tử thì tuyệt chỉ có nam giới, không hề có bóng nữ nhi nào. Chính vì thế nếu có bậc nữ nhi nào thông tỏ Tứ thư Ngũ kinh, có chí dùi mài kinh sử thì chỉ có nước đóng giả nam mới có cơ hội lọt vào trường thi. Lịch sử Việt Nam cũng đã từng có một bậc nhi nữ phải cải trang thành nam để thi tài, kết quả đã vượt qua tất cả các sĩ tử khác đứng đầu khoa thi.

8Bài thi của trạng nguyên đất Việt trở thành kiệt tác trị quốc, chống tham nhũng, chấn hưng giáo dục

Tại sao việc bỏ tiền lo lót cho quan lại, hay việc biếu xén thầy cô để con có thành tích học tập cao lại được xem như một điều “tất nhiên”, “rất đỗi bình thường” trong xã hội ngày nay? Thực trạng tham nhũng tràn lan và nền giáo dục không có một hướng đi đúng đắn cho vấn đề đạo đức nên được giải quyết như thế nào? Chúng ta hãy cùng thử ôn cổ minh kim qua bài thi của trạng nguyên Vũ Kiệt.

9Vị “lưỡng quốc trạng nguyên” duy nhất trong sử Việt làm quan tới chức tể tướng

Tiến sĩ làm thượng thư thì cũng có, nhưng lưỡng quốc trạng nguyên làm tể tướng như người này thì sử Việt chỉ có một mà thôi.

10Vị trạng nguyên chỉ làm dân thường mà vẫn giúp đánh đuổi quân Nguyên Mông

Đỗ trạng lại không ra làm quan mà chỉ muốn làm dân thường, nhưng khi đất nước nguy nan thì ông vẫn góp công lớn trong việc trị quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chí hướng của vị trạng nguyên này một lần nữa cho thấy đạo học cao nhất của người xưa… Đạo học đó là gì?

11Tha chết cho 10 vạn giặc Minh – Người Việt đã từng là một dân tộc “đại nghĩa”

Một dân tộc sau 20 năm chịu cảnh nô lệ, thế nhưng sau khi giành được chiến thắng đã đại nghĩa tha chết cho hơn 10 vạn đội quân của triều đình phương Bắc đã từng đô hộ mình. Không chỉ thế dân tộc đó còn sửa sang đường xá, cung cấp ngựa, thuyền cũng như lương thực đầy đủ để đội quân này về nước. Tấm lòng đại nhân đại nghĩa ấy tưởng như chỉ là chuyện hoang đường, nhưng đã được người dân Đại Việt thực hiện, khiến kẻ xâm lăng chỉ có thể cảm kích đến chảy nước mắt, dù nhục nhã thua trận vẫn chỉ có thể cúi đầu tâm phục khẩu phục.

12Vị “lưỡng quốc phu nhân” dùng đức cảm hóa lòng người

Đem tiền chữa bệnh cho hoàng thái hậu để giúp dân, dùng đức để làm điều mà quan quân triều đình Đại Việt hai lần không làm được, dùng quế quý chữa bệnh cho thái hậu của cả Đại Việt và Trung Hoa để rồi trở thành “lưỡng quốc phu nhân”, sự vô tư và tài năng của bà Nhữ Thị Thuận quả thật là một điều hiếm có trong sử Việt.

1 5Từ cậu bé cõng em học lỏm trở thành vị trạng nguyên trung nghĩa

Đây là một vị trạng nguyên trung nghĩa, là trung thần tử tiết của nhà Lê. Tên tuổi và danh tiếng của ông đã được người đời truyền tụng, và lan sang tới tận Trung Hoa, triều nhà Thanh.

2 5Điều gì giúp nhà Trần ba lần đánh bại đội quân hiếu chiến và hùng mạnh nhất thế giới?

Điều gì đã khiến nhà Trần đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ? Có phải là do tướng tài? Có phải là do vua giỏi? Có phải là do quân đội hùng mạnh? Có một nguyên nhân còn sâu xa hơn thế.

3 5Các vua chúa trước đây bảo vệ biển như thế nào?

Ngay từ thời xa xưa các vua chúa Việt Nam đều quan tâm đến phần lãnh thổ trên vùng biển, không chỉ nhằm khai thác hải sản cùng các nguồn lợi từ biển mà còn xác lập chủ quyền trên các đảo, bảo vệ biển. Việc này kéo dài từ thời nhà Lý, nhà Lê, cho đến tận tời nhà Nguyễn.

4 5Những đội kỳ binh xuất hiện trong sử Việt

Từ voi chiến tới mèo lửa, từ đội quân đục thuyền tới đội quân hành khất, trong sử Việt đã xuất hiện rất nhiều đội quân đặc biệt, có dũng mãnh thể hiện sức mạnh quân sự, có khéo léo thể hiện mưu lược hơn người. Chúng ta hãy cùng điểm lại những đội kỳ binh xuất hiện trong sử Việt.

5 6Ai là hung thủ khiến Nguyễn Trãi bị giết oan ba họ?

Thảm án Lệ Chi viên không chỉ là nỗi oan khuất của Nguyễn Trãi, và ba họ nhà ông, mà còn là nỗi oan khuất của vợ ông, bà Nguyễn Thị Lộ. Trong khi sau 22 năm, Nguyễn Trãi đã được vua Lê Thánh Tông minh oan, thì phải sau hơn 560 năm, vụ án Lệ Chi viên mới khép lại với sự minh oan trọn vẹn dành cho Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ.

6 4Chiêm Thành đã cầm cự trước đội quân hùng mạnh nhất thế giới như thế nào?

Người Việt có lẽ đã rất quen thuộc và tự hào với việc ba lần Đại Việt đánh bại quân Nguyên Mông, đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Tất nhiên, quân Mông Cổ không chỉ chịu thua trận ở Đại Việt mà còn thua người Nhật (1274 và 1281), và thua Ai Cập (trận Ain Jalut năm 1260), dù có những điều kiện khách quan trong những lần chiến bại đó. Nhưng có một cuộc chiến cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc Đại Việt thắng quân Nguyên lần thứ hai, đó là cuộc cầm cự của Chiêm Thành trước vó ngựa Mông Cổ.

7 5Chống tham nhũng từng giúp Đại Việt có được thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”

Việc chống tham nhũng của vua Lê Thánh Tông cũng như của thời nhà Nguyễn thật đáng học hỏi, nhất là hiện nay khi mà xã hội đang chìm ngập trong vấn nạn tham nhũng. Nhưng nếu chỉ lặp lại cách dùng luật pháp như thời vua Lê Thánh Tông hay thời nhà Nguyễn để áp dụng vào vấn nạn tham nhũng ngày nay của xã hội Việt Nam thì thật sự là chưa đủ. Luật pháp hiện đại có những mặt còn kiện toàn hơn luật pháp thời xưa, vậy thì tại sao vẫn xảy ra việc chém giết, trộm cướp, tham nhũng? Gốc rễ của việc này có lẽ là ở một phương diện khác…

8 4Bao Thanh Thiên của đất Việt: Dùng đức cảm hóa nhân tâm, xử án thần kỳ

Người này là bậc văn võ song toàn, biết dùng đức cảm hóa nhân tâm, lại có những kỳ tích xử án được sử sách và dân gian lưu truyền lại. Vậy nên người dân kính nể xem ông như Bao Thanh Thiên của đất Việt.

9 4Câu chuyện về vị nữ tướng giả trai duy nhất trong sử Việt

Trong lịch sử Việt Nam có nhiều nữ tướng nổi tiếng, nhưng một người phụ nữ giả trai nhằm che dấu thân phận gia nhập nghĩa quân rồi trở thành nữ tướng thì chỉ có một người.

10 7Người Việt giúp đánh bại quân Mông Thát ở Cao Ly, hậu duệ trở thành tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc

Bị mất ngôi vua vào tay nhà Trần, dòng họ Lý của Đại Việt nhiều người phải tha hương đến tận Cao Ly. Nhưng tại nơi đây họ Lý đã lập chiến công lớn khi đánh bại quân Mông Thát, hậu duệ của họ Lý sau này lại trở thành tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc suốt 3 nhiệm kỳ liền.

11 6Câu chuyện về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Bên cạnh tài năng ứng đối, Mạc Đĩnh Chi còn thông tỏ cả cầm, kỳ, thi, họa. Đặc biệt ông từng đánh bại trạng cờ Trung Hoa trong một cuộc đấu cờ kéo dài tới hơn 3 ngày.

12 5Điều ít biết về nữ quyền trong xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ

Trong xã hội quân chủ Việt Nam, nữ quyền thể hiện rõ nhất ở hai phương diện: luật sở hữu và thừa kế ruộng đất; cùng luật hôn nhân. Một cách tổng quát, người phụ nữ Việt từ thế kỷ 15 đã có quyền tư hữu ngang hàng với chồng, giữ vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, được bảo vệ trong hôn nhân. Việc luật pháp bảo vệ phụ nữ như vậy có lẽ còn vượt trước cả xã hội phương Tây vì làn sóng “nữ quyền” (feminism) tập trung vào quyền sở hữu và hôn nhân của phụ nữ mới chỉ thực sự bắt đầu ở xã hội phương Tây vào cuối thế kỷ 19. Điều đó khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ rằng: điều gì mới thực sự là nguyên nhân khiến người phụ nữ Việt “khổ”?

13 4Vị quan đại thần có ảnh hưởng lớn nhất đến triều đại nhà Nguyễn

Ông làm quan 43 năm qua 4 đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, hai lần nhận di chiếu tôn phò vua mới. Ông còn là nhà thơ, nhà sử học, và là thầy của vua Thiệu Trị, các hoàng tử cùng một số quý tộc nổi tiếng như Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương.

14 2Vị quan thanh liêm thời Nguyễn khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa

Khi vợ có đôi lúc nói về gia cảnh, ông nhắc nhở: “Phu nhân không còn nhớ thuở còn đi cắt cỏ ư ? Cái ăn cái mặc giờ đây gấp đôi gấp năm ngày xưa, vậy mà còn muốn lấy của bất nghĩa để làm giàu ư?” Người vợ từ đấy không còn nói đến lợi lộc nữa.

15 4Thời nhà Nguyễn thế kỷ 19: Lãnh thổ Việt Nam rộng lớn gấp 1,7 lần hiện nay

Năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương Nam. Nguyên nhân và ý nghĩa của quốc hiệu Đại Nam chính là nằm ở diện tích lãnh thổ nước ta thời bấy giờ…

16 3Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt như thế nào? – Phần 1: Đánh bại Chiêm Thành

Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến Quảng Nam. Thế nhưng các đời chúa Nguyễn thông qua khai khẩn đất đai tiến về phía Nam, đã khiến lãnh địa Đại Việt dần dần mở rộng.

17 1Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt như thế nào? – Phần 2: Cuộc di dân lịch sử

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên không chỉ hoàn thành tâm nguyện của cha mở rộng cương vực lãnh thổ về phía Nam, mà còn phát triển kinh tế, mở cảng giao thương với thế giới. Cảng Hội An được xem là lớn và tiêu biểu nhất châu Á lúc bấy giờ, nổi tiếng trên thế giới. Quân đội của chúa Nguyễn cũng được xây dựng hùng mạnh với vũ khí hiện đại, không chỉ đánh bại đội quân chúa Trịnh, mà còn giúp Cao Miên đánh bại Xiêm La.

18 1Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt như thế nào? – Phần 3: Lãnh thổ mở rộng đến Gia Định

Chúa Nguyễn đã tiếp tục mở mang bờ cõi về phía Nam nhờ đánh bại và xâm chiếm Chiêm Thành, giúp đỡ Cao Miên, sáp nhập Đồng Nai và Gia Định, thu nhận và cho phép các quan tướng nhà Minh tị nạn khai hoang đất đai…

19 1Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt – Phần 4: Chiêm Thành quy thuận, Cao Miên dâng đất

Thời chúa Nguyễn Phúc Chu và Nguyễn Phúc Thụ, Chiêm Thành quy thuận, Cao Miên dâng đất, lãnh thổ Đại Việt tiếp tục được mở rộng…

20Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt – Phần cuối: Hậu duệ giúp lãnh thổ rộng lớn cực điểm

Năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Thụ qua đời, con trưởng là Nguyễn Phúc Khoát lên nối ngôi, người thời đấy gọi ông là Chúa Võ. Chúa Võ đã giúp hoàn thành việc mở mang lãnh thổ Đại Việt, nhưng cũng vì ông mà cơ nghiệp các đời chúa Nguyễn bị lụi tàn. Phải chờ đến hàng chục năm sau, hậu duệ của Chúa Võ mới giúp lãnh thổ nước ta rộng lớn tới cực điểm.

21 1200 năm trước khi bị Pháp xâm lược, người Việt đã từng đánh bại người Tây phương

Vào thế kỷ 19, người Pháp xâm chiếm Đại Nam, mở đầu bằng trận đánh tại bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng. Nhiều người cho rằng đây là cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt và Tây phương. Thế nhưng thực tế là hơn 200 năm trước, vào thế kỷ 17, người Tây phương đã có cuộc đụng độ với người Việt cả trên bộ lẫn trên biển…

22Trận thủy chiến hỏa công bậc nhất sử Việt vào đầu thế kỷ 19

Trận Xích Bích diễn ra vào thời Tam Quốc được xem là kinh điển của việc dùng hỏa công cho thủy chiến. Vào đầu thế kỷ 19, ở Đại Việt cũng xuất hiện một trận đánh kinh điển như vậy, dù quân số tham gia ít hơn nhưng mức độ khốc liệt không hề thua kém.

23Câu chuyện trung nghĩa đằng sau cuộc chiến giữa quân Nguyễn và quân Tây Sơn tại thành Bình Định

Câu chuyện cảm động dưới đây xảy ra vào gần cuối cuộc chiến tranh giữa quân Nguyễn và quân Tây Sơn, ghi dấu vào lịch sử sự trung nghĩa của hai vị tướng quân, khiến người ta không khỏi cảm thán.

24Không nhận được viện trợ từ chính quyền Pháp, điều gì giúp Nguyễn Phúc Ánh thắng được nhà Tây Sơn?

Dù không có mặt để thương lượng hiệp ước Versailles với chính quyền Pháp, Nguyễn Phúc Ánh vẫn gặp phải nhiều sự chỉ trích của hậu nhân do hiệp ước này rất bất bình đẳng. Nhưng thực tế, Nguyễn Phúc Ánh không nhận được gì từ chính quyền Pháp cả. Vậy điều gì đã giúp ông thắng được nhà Tây Sơn?

25Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? – Phần 1: Những cuộc tàn phá và thảm sát

Sự thất bại của quân Tây Sơn trước nhà Nguyễn thường được cho là vì cái chết của vua Quang Trung. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, tại sao Nguyễn Phúc Ánh bao nhiêu lần tay trắng bại vong lại vẫn nhận được sự ủng hộ của người dân? Sự tàn phá các trung tâm kinh tế trù phú như Hội An, cù lao Phố, Mỹ Tho, và thảm sát ở Chợ Lớn, những thảm cảnh đó có lẽ là câu trả lời thứ nhất cho câu hỏi này.

26Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? – Phần 2: Lại bàn về chữ “Nghĩa”

Bản thân tổ tiên lựa chọn đổi từ họ Hồ sang họ Nguyễn, hưởng phúc nhờ công mở mang bờ cõi của 8 đời chúa Nguyễn, vậy mà nhà Tây Sơn không có thâm thù đại hận lại tàn nhẫn quật lăng quật mả nhà Nguyễn, vứt hài cốt xuống sông. Khẩu hiệu phò chúa Nguyễn, nhưng khi tới Gia Định nhà Tây Sơn lại muốn tận diệt hoàng tộc nhà Nguyễn. Đi kèm với đó là những cuộc tàn phá và thảm sát của quân Tây Sơn đối với người dân Đàng Trong. Tất cả đã cho thấy lý do tại sao nhà Tây Sơn thảm bại.

26Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? – Phần cuối: Lòng người hướng về ai?

Điểm tính lại, Nguyễn Phúc Ánh đã hơn chục lần tay trắng bại vong, giả như ông không có được lòng dân, thì liệu có thể cuối cùng vẫn đánh bại nhà Tây Sơn mà lên ngôi vua hay không? Nếu lòng dân miền Bắc hướng về nhà Tây Sơn như lòng dân miền Nam hướng về Nguyễn Phúc Ánh, chắc hẳn mọi việc đã khác…

Chuyên đề “Góc nhìn sử Việt” sẽ tiếp tục được cập nhật.

Trần Hưng

Xem thêm: