Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có văn bản đồng ý liên quan tới dự án khu du lịch tâm linh – du lịch sinh thái nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí trị giá 15.000 tỷ đồng tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên).

dong y lap quy hoach du an du lich tam linh 15 000 ty dong tren ho nui coc thai nguyen
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2030, bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng.

Ngày 18/7/2017, Văn phòng Chính phủ ra văn bản số 7497 gửi Thủ tướng, các phó Thủ tướng, Bộ Xây dựng, Bộ VH-TT&DL, Bộ TN&MT, UBND tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan liên quan.

Nội dung công văn về việc cho phép Bộ Xây dựng lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trước đó, ngày 17/2/2016, tại lễ động thổ Dự án xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường – chủ đầu tư cho biết dự án bao gồm các khu chức năng chính: khu tâm linh với chùa Tháp cao 150m, đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, đền thờ Tam Thánh: Cao Sơn, Quý Minh Đại Vương, Trần Hưng Đạo; khu dịch vụ đón tiếp gồm trung tâm đón tiếp, khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, bến thuyền; các tuyến du lịch quanh hồ Núi Cốc; khu làng văn hóa các dân tộc…

Trong giai đoạn 1 của dự án (2016-2019), chủ đầu tư tập trung xây dựng các công trình giao thông: đường vào hồ Núi Cốc, đường quanh hồ Núi Cốc, đường kết nối từ hồ Núi Cốc đến Khu di tích lịch sử an toàn khu Định Hóa; xây dựng đền thờ Tam Tòa Thành Mẫu, khu chùa Tháp, khu bến thuyền, khu bến xe điện…

Dự kiến, đến hết năm 2019, dự án hoàn thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón khách du lịch. Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 15.000 tỷ đồng.

Tới ngày 18/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 228/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Dự án có chức năng văn hóa tâm linh – du lịch sinh thái nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí. Vốn đầu tư cho dự án lấy từ ngân sách Nhà nước (gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương), vốn của nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Theo Quy hoạch, Khu vực quy hoạch phát triển Khu DLQG Hồ Núi Cốc thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên (các xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương), huyện Đại Từ (các xã: Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và thị trn Quân Chu), thị xã Phổ Yên (xã Phúc Tân) và toàn bộ thng cảnh hồ Núi Cốc.

Diện tích vùng lõi tập trung phát triển thành Khu du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc là 1.200ha (không bao gồm diện tích mặt nước), gồm các khu chức năng chính:

+ Khu Trung tâm (khu vực đất ven hồ thuộc các xã: Tân Thái, Phúc Trìu và Phúc Tân), quy mô khoảng 700 ha: là khu vực đón tiếp và phân phi khách cho Khu DLQG Hồ Núi Cốc với các hạng mục gồm khu dịch vụ đón tiếp; khu dịch vụ khách sạn, nhà hàng, mua sm; khu dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí tổng hợp và khu dịch vụ văn hóa; ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch gắn với cơ sở lưu trú chất lượng cao; du lịch hội nghị, hội thảo và tổ chức sự kiện; dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao tng hợp.

+ Phân khu văn hóa – tâm linh trên bán đảo đền Bà Chúa Thượng Ngàn (xã Vạn Thọ và xã Phúc Tân), quy mô khoảng 200 ha: Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa – tâm linh.

+ Phân khu sinh thái, nghỉ dưỡng trên đảo Kim Bằng, đảo Long Hội và bán đảo Tò Vò (xã Phúc Tân và xã Phúc Trìu), quy mô khoảng 300 ha: Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp.

dong y lap quy hoach du an du lich tam linh 15 000 ty dong tren ho nui coc thai nguyen 1
Hồ Núi Cốc nhìn từ trên cao. (Ảnh: baothainguyen.org.vn)

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, số lượng bung lưu trú tại khu du lịch đến năm 2025 vào khoảng 1.000 bung, trong đó trên 350 buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; đến năm 2030 khoảng 2.000 buồng, trong đó trên 500 bung đạt tiêu chun từ 3 sao trở lên. Ưu tiên phát triển loại hình lưu trú homestay tại các xã có hệ sinh thái chè.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến trước năm 2025, Khu du lịch Hồ Núi Cốc được công nhận là Khu du lịch quốc gia, đến năm 2030, trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Đến 2025, dự kiến đón 2,5 triệu lượt khách, trong đó 10.000 lượt khách quốc tế lưu trú. Tới năm 2030, đón 4 triệu lượt khách, trong đó 20.000 lượt khách quốc tế lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 860 tỷ đồng vào năm 2025, tới 2030 là khoảng 2.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là doanh nghiệp tư nhân chuyên ngành xây dựng cơ bản được thành lập từ năm 1993. Đây là doanh nghiệp đã đầu tư dự án du lịch tâm linh quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình) quy mô 539 ha, thuộc tổng thể Dự án Xây dựng trung tâm du lịch văn hóa Tràng An quy mô gần 2.000 ha, số vốn chưa được công bố; dự án Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao (Hà Nam) – chức năng văn hóa tâm linh – nghỉ dưỡng sinh thái – vui chơi giải trí với số vốn gần 11.000 tỷ đồng; khu du lịch sinh thái – vui chơi giải trí hồ Đồng Chương (Ninh Bình) với tổng vốn đầu tư trên 1.716 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục sân golf, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, khu cắm trại dã ngoại, khu vui chơi thiếu nhi; công viên văn hóa Tràng An quy mô trên 288ha, góp vốn dựng tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế trong dự án Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế trị giá hơn 1.500 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương và các nguồn vốn huy động khác.v.v…

Nguyễn Quân

Xem thêm: