UBND TP. Hà Nội vừa cho biết bốn nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại các ao hồ của thành phố thời gian qua.

Đầu tháng 10/2016, hơn 200 tấn cá chết nổi trắng hồ Tây được thu gom khiến người dân lo ngại về tình trạng ô nhiễm nước của hồ.
Đầu tháng 10/2016, hơn 200 tấn cá chết nổi trắng hồ Tây được thu gom khiến người dân lo ngại về tình trạng ô nhiễm nước của hồ. (Ảnh: Fb Thu Thủy)

Trong văn bản trả lời cử chi trước kỳ họp thứ ba của HĐND, UBND TP. Hà Nội đã chỉ ra bốn nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt trong các hồ của thành phố trong thời gian qua gồm:

  • Hầu hết các hồ ở Hà Nội là hồ điều hòa, nước thải vẫn chảy vào khiến hồ bị ô nhiễm;
  • Thời tiết thay đổi dẫn tới tình trạng thiếu oxy trong nước, hàm lượng DO thấp (DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh);
  • Ý thức người dân kém, xả thẳng rác thải, xả thải trái phép xuống hồ;
  • Môi trường hồ bị ảnh hưởng do việc người dân nuôi, thả cá kinh doanh.

Theo thống kê của UBND thành phố, hiện có 117 ao, hồ bị ô nhiễm bởi nước thải, trầm tích và bùn đáy. Lưu lượng nước thải chảy vào vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh.

Bên cạnh đó, nhiều hàng quán xung quanh các hồ thường xả thải; Việc đổ rác, phế thải xuống hồ làm diện tích mặt nước nhiều nơi bị thu hẹp, gây ô nhiễm môi trường.

ca-chet-ho-tay-fb-ngo-minh-hao-3
Theo các kết quả xét nghiệm, tất cả diện rộng trên mặt nước hồ Tây vào thời điểm cá chết đầu tháng 10/2016 có mức oxy bằng 0; tỷ lệ amoni tăng 20 mg/l, cao gấp 24 lần so với quy định. (Ảnh: FB Ngô Minh Hào)
ca chet o ho tay
Ở thời điểm trước khi xảy ra hiện tượng cá chết, mỗi ngày hồ Tây tiếp nhận khoảng 10.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. (Ảnh: FB Bùi Trang)

Theo kết quả quan trắc tại một số hồ nội thành do Trung tâm quan trắc TN&MT Hà Nội thực hiện, ngoài hàm lượng Fe nằm trong giới hạn cho phép, các thông số còn lại đều vượt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam. Trong các hồ được khảo sát, hồ Giáp Bát và Văn Quán có chất lượng nước kém nhất, tiếp đến là hồ Định Công. Các hồ có chất lượng nước tốt hơn là Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2b và hồ Xã Đàn.

Trên cơ sở đó, thành phố yêu cầu Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội xử lý ô nhiễm ở 58 hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C theo công nghệ của Đức để khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Đăng Nguyên

Xem thêm: