Vừa qua, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh (The National Archives) đã tiếp tục mở niêm phong tài liệu lưu trữ ngoại giao thông tin do nội gián Trung Quốc cung cấp, ước tính có ít nhất hơn 10.000 dân thường thiệt mạng trong vụ thảm sát Thiên An Môn hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ năm 1989. Cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 tuy rằng thất bại, nhưng ý nghĩa lịch sử của nó thật to lớn.

thien an mon
Vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Từ sự kiện đàn áp dân thường một cách tàn bạo này, mà một làn sóng xung kích chính trị đã được tạo ra, làm thức tỉnh người dân Trung Quốc, làm người thế giới ngỡ ngàng, đồng thời nó cũng báo hiệu chính quyền chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rồi sẽ có ngày tàn lụi. Sự kiện này cũng “mở mắt” cho người dân thế giới thấy được sự hung ác tàn bạo của chính quyền độc đảng chuyên chính ĐCSTQ, cũng làm cho kẻ thống trị chuyên chế thấy được sức mạnh của người dân.

Sự kiện Lục Tứ mặc dù thất bại ở Trung Quốc, nhưng nó đã làm dấy lên một làn sóng xung kích, hiệu ứng Domino lật đổ các nhà nước chủ nghĩa xã hội như Liên Xô giải thể, tiếp theo là các nước Đông Âu cũng lần lượt độc lập, chuyển thành nước dân chủ trong hòa bình, cả Đông và Tây Đức cũng được thống nhất trong hòa bình. Nếu như không có sự kiện Lục Tứ, sự việc giải thể này sớm muộn cũng sẽ xảy ra, nhưng có lẽ phải mất thêm ít nhất 50 năm nữa, và rất có thể sẽ được thực hiện bằng những cuộc chiến tranh lớn.

Riêng đối với Trung Quốc mà nói, kết quả của sự kiện Lục Tứ lại là một vết thương quá lớn. Kẻ nắm quyền, có sức mạnh quân sự trong tay thì đàn áp tàn bạo người tham gia, khiến các thành phần trí thức tiên tiến phải lưu vong, biết bao sinh viên và dân thường thương vong, nguyên thủ quốc gia Triệu Tử Dương bị giam lỏng cho đến chết, rất nhiều quan chức cấp cao có lý tưởng, có lương tâm đều bị thanh trừng.

Bản chất của việc trấn áp sự kiện Lục Tứ là một cuộc chính biến quân sự phản động, bởi những kẻ mạnh về quân sự đã dùng thủ đoạn phi pháp để ép buộc nguyên thủ quốc gia từ chức, và đưa một nguyên thủ bù nhìn lên nhậm chức, để tiếp tục khôi phục con đường chính trị kiểu cũ. Việc này làm cho mức độ hủ bại của quan chức Trung Quốc nhanh chóng vượt xa kể từ trước khi xây dựng chính quyền. Làm cho văn minh xã hội Trung Quốc thụt lùi một bước lớn.

Vết thương của sự kiện Lục Tứ năm 1989 và vết thương của sự kiện biến pháp Mậu Tuất năm 1898 đều làm cho người ta sợ hãi giống nhau. Biến pháp Mậu Tuất cũng do các phần tử trí thức yêu nước phát động và dẫn dắt, có được sự hưởng ứng tham gia tích cực của những nhân sĩ phái Duy tân, đồng thời được vua Quang Tự tham gia và ủng hộ. Mục đích cuối cùng của họ là thi hành chế độ quân chủ lập hiến, thực hiện chuyển biến thể chế quốc gia trong hòa bình.

Tuy vậy, kết cục của biến pháp Mậu Tuất cũng vô cùng bi thảm. Từ Hy đại diện cho thế lực phản động hủ bại, dùng vũ lực để trấn áp biến pháp Mậu Tuất. Lục Quân Tử bị chém đầu, vua bị giam lỏng và cuối cùng chết vì bị đầu độc, nhân sĩ phái Duy tân đều bị thanh trừng. Đây thực chất là một cuộc chính biến quân sự, bởi vua bị mất quyền lực chính trị từ đây.

Nếu như biến pháp Mậu Tuất thành công, Trung Quốc sẽ thực hiện chính thể quân chủ lập hiến trong hòa bình. Trung Quốc sẽ không xảy ra cách mạng, cũng không xảy ra nội chiến, sẽ càng không có chiến tranh kháng Nhật. Thậm chí thế giới sẽ không có Liên Xô, sẽ không có chiến tranh thế giới thế thứ 2.

Nếu như lý tưởng của sự kiện Lục Tứ được áp dụng, một Trung Quốc mới sẽ thực hiện nền pháp trị, dân chủ, cộng hòa thật sự. Như thế, Trung Quốc sẽ không có sự cố nhân quyền sau này. Cũng sẽ không xảy xa sự hủ bại mang tính toàn quốc. Nền kinh tế sẽ phát triển theo trình tự của nền pháp trị, quan và dân được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc, đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương và Đặng Tiểu Bình sẽ là những vĩ nhân của Trung Quốc, được người Trung Quốc yêu mến, được người trên thế giới tôn kính. Đây sẽ là những điều tồn tại mãi mãi. Nhưng đáng tiếc là lịch sử không có có cái gọi là giả dụ.

Sau vụ đàn áp đẫm máu sự kiện Lục Tứ, Trung Quốc đã bị các nước phương Tây chỉ trích. Họ hợp lại để tiến hành trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc. Giả như khi đó các nước phương Tây đoàn kết nhất trí, kiên quyết đòi Trung Quốc phải cải cách chính trị để đổi lấy sự phát triển kinh tế, thì đúng là một chuyện tốt đối với Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới. Đáng tiếc là lịch sử lại cũng không có cái gọi là giá như.

Lãnh đạo Tổ chức Sức mạnh Công dân, tiến sĩ Dương Kiến Lợi đã nói trong một bài diễn thuyết tại Đại học Nhật Bản: Trong lịch sử, về khách quan thì Nhật đã từng giúp ĐCSTQ phát tiển lớn mạnh cả về chính trị lẫn quân sự, cuối cùng giành được chính quyền. Sau sự kiện Lục Tứ, Nhật Bản lại giải trừ chế tài đối với kinh tế Trung Quốc, đổ một lượng lớn vốn và đưa công nghệ tiên tiến sang Trung Quốc, làm cho nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ chóng mặt. Điều này khiến cho việc trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc của quốc tế hoàn toàn thất bại.

Từ đó, các thương nhân thuộc các nước tư bản chủ nghĩa đua nhau đến Trung Quốc đầu tư kiếm tiền, và chính phủ của các thương nhân này lại tiền hậu bất nhất, bề mặt thì rao giảng nhân quyền, nhưng trong bóng tối thì lại coi trọng tiền bạc. Chính nghĩa và nhân quyền trở thành đồ trang sức của nền ngoại giao chính trị, trở thành tấm màn che cho tiền bạc và lợi ích. Từ đó sự kiện Lục Tứ dần dần bị người dân thế giới lãng quên, các nước phương tây phớt lờ sự nghiệp dân chủ và các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, làm cho chính phủ Trung Quốc không biết sợ là gì, lợi dụng tư bản nước ngoài làm cho nước giàu binh mạnh. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng theo đó mà bành trướng, tạo thành uy hiếp cho sự hòa bình và ổn định của khu vực châu Á. Khi Trung – Nhật và Trung – Hàn xảy ra mâu thuẫn, những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã lộ ra bộ mặt xấu xa đáng sợ.

Quan chức Nga ngưỡng mộ quan chức Trung Quốc vì sự giàu có nhanh chóng, họ hối hận vì thực hiện chế độ dân chủ quá sớm. Họ ủng hộ Thổng thống và Thủ tướng chơi trò người tung kẻ hứng, và phối hợp với Trung Quốc chống lại Âu Mỹ. Việc này làm cho nội chiến ở Syria tiếp diễn không ngừng, nạn dân vô cùng nhiều. Làm cho Ukraina bị chia cắt, làm cho cục diện thế giới ngày càng căng thẳng. Nước Mỹ cũng không biết làm thế nào hơn, bán đảo Triều Tiên và Nam Hải có thể xảy ra chiến tranh bất cứ lúc nào. Mỹ không thể không xoay trục chiến lược từ Trung Đông chuyển sang khu vực châu Á Thái Bình dương. Nếu như xảy ra chiến tranh, Mỹ và Nhật tất nhiên sẽ bị cuốn vào trong đó, đều sẽ đối mặt với nguy cơ tấn công bằng đạn hạt nhân, đảo Nhật Bản sẽ trở thành hoang đảo hạt nhân. Mối nguy này đều đến từ Nhật sau sự kiện Lục Tứ, bởi chính phía Nhật đã giải cứu trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc.

Xã hội quốc tế phớt lờ sự kiện Lục Tứ, cũng là làm hại Trung Quốc, làm Trung Quốc cho rằng thế giới cũng thiếu chính nghĩa, chỉ dựa vào quân sự, tiền bạc và lợi ích để xưng bá. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng theo đà phất lên, làm Trung Quốc từng bước từng bước đối lập với xã hội quốc tế. Làm cho các nước xung quanh và các nước phương Tây cùng vây kín lại và đề phòng Trung Quốc.

Từ đó có thể thấy được, vết thương trong sự kiện Lục Tứ không chỉ là của Trung Quốc, mà còn là của cả thế giới. Tôi hy vọng Trung Quốc có thể chuyển biến thành một Trung Quốc mới trong hòa bình. Cần làm trước tiên đó là hàn gắn vết thương sự kiện Lục Tứ. Nếu vết thương này không được hàn gắn, thì không có gì để bàn tiếp nữa. Nếu vết thương này chuyển biến thành ác tính, vậy chắc chắn sẽ xảy ra cách mạng, xảy ra một cuộc tàn sát đẫm máu.

Muốn hàn gắn vết thương này, đầu tiên xã hội quốc tế cần coi trọng sự kiện Lục Tứ, gây áp lực với Trung Quốc, thúc đẩy Trung Quốc thực hiện nền chính trị dân chủ.

Tuyệt đối không chấp nhận chính quyền sửa lại oan sai, chỉ chấp nhận  nhận tội và hối cải.. Không có sự hối cải thì không có sự tha thứ, có được sự chân thành hối cải và bồi thường thì người bị hại và người nhà người bị hại cũng nên tha thứ, người dân cũng sẽ tha thứ. Điều này là lẽ tất nhiên. Tổ chức Sức mạnh Công dân tại Mỹ đang tìm kiếm “Người biểu tình vô danh” (là một biệt danh đã được biết đến trên khắp thế giới khi người này được quay phim và chụp hình trong khi đang đứng chặn một đoàn xe tăng gồm ít nhất là 17 chiếc trong sự kiện Thiên An Môn tại Bắc Kinh), chính là muốn chữa lành vết thương, giúp xã hội Trung Quốc chuyển mình trong hòa bình.

Một thời đại mới đang đến với chúng ta! Quyền giải quyết sự kiện Lục Tứ trong hòa bình không nằm ở người dân mà là ở phía chính quyền. Sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc là thời cơ tốt. Đừng để đánh mất cơ hội, cơ hội đi qua sẽ không đến lần thứ hai đâu.

Blog Cao Nghĩa

Xem thêm: