Năm 2018, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo hạt nhân của Trung Quốc, nhưng con đường cầm quyền chưa hẳn thuận lợi hơn, trong đó vấn đề lớn nhất là an ninh chính trị.

tap can binh tap quyen
Năm 2018 ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo hạt nhân của Trung Quốc, nhưng con đường cầm quyền chưa hẳn thuận lợi hơn (Ảnh: Getty Images)

Trong năm 2017, tần suất thuật ngữ “an ninh chính trị” ngày càng xuất hiện nhiều trong các ngôn luận chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Ví dụ, ngày 1/1/2018 khi Bộ đội Cảnh sát vũ trang Trung Quốc chính thức được đưa về Quân ủy Trung ương tập trung và thống nhất quản lý, lý do chính quyền Tập Cận Bình lấy lại quyền chỉ huy lực lượng này được tuyên bố công khai là để “đảm bảo An ninh chính trị”.

Phía sau “đảm bảo an ninh chính trị” là để ngăn chặn lực lượng này bị phái Giang (cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân) khống chế, lại tiếp tục gây chính biến chống ông Tập Cận Bình. Bộ đội Cảnh sát Vũ trang như quân đội riêng của ông Giang Trạch Dân, vào tháng 2/2012, sự kiện ông Vương Lập Quân chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Bắc Kinh và sự kiện tiếp theo là chính biến ở Bắc Kinh ngày 19/3, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã sử dụng lực lượng vũ trang này.

Sự kiện đáng chú ý nhất vào cuối năm 2017 là phát biểu của ông Tập Cận Bình tại cuộc họp Đời sống dân chủ Bộ Chính trị. Ông Tập Cận Bình triệu tập 25 thành viên của Bộ Chính trị giáo huấn rằng, ủy viên Bộ Chính trị phải bảo vệ quyền lực và lãnh đạo tập trung của Trung ương Đảng, phải luôn là những người trung thành, nói thật, làm thật, có ý thức chống chủ nghĩa hình thức, quan liêu, thiết lập truyền thống gia đình tốt. Thực tế những lời này là có ý cảnh cáo những thành viên phái Giang.

Năm 2018, vấn đề an ninh chính trị mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt bao gồm cái mà nhà cầm quyền Trung Quốc thường xuyên nhấn mạnh là xóa sạch “tàn dư độc hại”. Trước đây, trang thông tin của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã công bố tình hình loại bỏ tàn dư độc hại tại các tỉnh thành, qua đó điểm danh hàng chục quan to sa đọa, tiêu biểu như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tô Vinh, Vương Mân, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Hoàng Hưng Quốc, Võ Trường Thuận, Lữ Tích Văn, Cừu Hòa, Bạch Ân Bồi. Sau khi cựu Thị trưởng Trùng Khánh Tôn Chính Tài “ngã ngựa”, ông Trần Mẫn Nhĩ lên thay đã nhiều lần đề cập sự cần thiết phải kiên quyết loại bỏ ảnh hưởng của Tôn Chính Tài và di sản tư tưởng của Bạc Hy Lai cùng Vương Lập Quân.

Nguyên nhân chính khiến Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài tiếp tục lộng hành là có bệ đỡ của ông Giang Trạch Dân đứng sau, như nhiều quan điểm chỉ ra nguồn nọc độc này tự nhiên vẫn đang phát tán.

Rõ ràng để ngăn chặn nguy cơ đảo chính và quét sạch tàn dư độc hại, cái gốc nằm ở ông Giang Trạch Dân. Khi nào chưa triệt tiêu được vai trò ngọn cờ của thế lực chính biến là ông Giang Trạch Dân thì không thể giải quyết được khủng hoảng xã hội Trung Quốc. Đây chính là hòn đá thử vàng của quyền lực Tập Cận Bình.

Tội ác lớn nhất của ông Giang Trạch Dân là bức hại bất hợp pháp kéo dài 18 năm đối với nhóm Pháp Luân Công, hậu quả tai hại của nó đang thể hiện trong xã hội Trung Quốc ngày nay: việc sử dụng nguồn tài chính công khổng lồ để duy trì bộ máy đàn áp Pháp Luân Công làm tiêu hao nguồn ngân khố quốc gia rất lớn. Thế lực phái Giang thực hiện chính sách khủng bố đối với Pháp Luân Công bao gồm bôi nhọ thanh danh, cắt nguồn tài chính, hủy hoại thể xác, đánh chết vô tội, hỏa táng không cần kiểm tra thân thể, gây ra tội ác mổ cướp nội tạng quy mô lớn có nguồn gốc từ người tập pháp Luân Công, phá hoại hệ thống pháp luật Trung Quốc làm đạo đức xã hội nhanh chóng suy thoái. Hậu quả của bức hại thảm khốc này đã làm xã hội Trung Quốc ngày nay sụp đổ về đạo đức và rơi vào hỗn loạn.

Kể từ tháng 5/2015 đến nay đã có hơn 200.000 người tập Pháp Luân Công và người thân gia đình họ đến Viện kiểm sát tối cao, Tòa án Tối cao kiện ông Giang Trạch Dân, đồng thời làn sóng kiện Giang này cũng mở rộng trong dân chúng nói chung. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến nay có hơn một triệu người tham gia khởi kiện ông Giang Trạch Dân ở Trung Quốc và trên quốc tế, cho thấy ý dân đồng lòng mạnh mẽ đối với việc chính nghĩa.

Một sự thực không thể né tránh là Trung Quốc hiện nay muốn thực hiện “trị nước theo pháp luật” thì không thể bỏ qua vấn đề bức hại Pháp Luân Công. Vấn đề Pháp Luân Công chính là hòn đá thử vàng của việc thực hiện “trị nước theo pháp luật” tại Trung Quốc hiện nay.

Thực hiện công bằng và chính nghĩa là nền tảng của ổn định xã hội. Vô số người tập Pháp Luân Công bị bức hại, giam giữ trái phép, nhưng nhiều quan chức Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng bộ máy nhà nước để gây tội ác mổ cướp nội tạng, khi nào nọc độc Giang Trạch Dân không bị loại bỏ hoàn toàn thì ông Tập Cận Bình không thể an toàn nắm quyền, và trị nước theo pháp luật cũng chỉ là lời nói suông.

Blog Hạ Tiểu Cường

Xem thêm: