Trước kia, trẻ em ở thành phố được khuyên phải học hành cần cù, chăm chỉ để sau này có một nghề trong tay vì ông bà, cha mẹ chúng không có nhà cửa, ruộng vườn để chia cho con cháu.

dan ga
Đàn gà của một gia đình nông dân ít ruộng nhưng chăn nuôi giỏi. Nhà luôn có từ 6-8 con trâu, lợn trong chuồng khoảng chục con và cả trăm con gà mỗi lứa. Gia đình sống sung túc bằng sức lao động của 2 vợ chồng và 2 đứa con sắp đến tuổi thanh niên. (Ảnh: facebook)

Ngày nay, trẻ em ở nông thôn được khuyên phải cố gắng học hành để đổi đời, có những gia đình sẵn sàng bán ruộng, bán vườn, thậm chí bán ngôi nhà duy nhất để cho con cháu theo đuổi cái nghiệp chữ nghĩa, đèn sách.

1. Thực tế đổi đời bằng con đường học hành của không ít gia đình nông thôn

“Để có tiền cho con đi học, cha mẹ phải bán hết trâu bò, ruộng vườn, rồi vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội 25 triệu đồng cho Kay có tiền ăn học. Cả đời lam lũ, cha mẹ hy vọng sau này ra trường, Kay sẽ có công ăn việc làm ổn định, kiếm tiền trả được nợ nần, phụ giúp gia đình, nuôi nấng các em. Năm 2012, Kay ra trường với tấm bằng loại khá, hết ngược xuôi từ huyện Ba Tơ đến huyện Sơn Hà rồi lặn lội khắp mọi nơi ở tỉnh Quảng Ngãi, đến đâu cũng bị từ chối với lý do chỉ tiêu tuyển dụng ưu tiên cho sinh viên cử tuyển.”

“Gánh nợ không chỉ trĩu nặng trên vai những sinh viên ra trường chưa có việc làm mà còn oằn vai những bậc cha mẹ một nắng hai sương tần tảo nuôi con ăn học. Nhiều ông cha, bà mẹ bán cả trâu bò, mảnh đất ông bà để lại, thậm chí cầm cả sổ đỏ lấy tiền cho con đi học, những mong con mình có công ăn việc làm ổn định. Bây giờ, con ra trường không có việc làm, trâu bò cũng đã bán, ruộng vườn không còn lại thêm nợ nần, họ như ngồi trên đống lửa.” (trích từ bài http://vov.vn/…/dao-tao-dai-hoc-cao-dang-cu-tuyen-ganh-no-c…)

Con số các gia đình hiếu học như vậy thời nay không hề ít. Chúng ta chỉ cần vào google và gõ mấy chữ “bán nhà cho con đi học đại học”. Những thông tin rao bán nhà vì mục đích trên khiến cho ta phải thật sự suy nghĩ.

Không biết rồi tương lai của những gia đình như gia đình em Kay trong bài báo rồi sẽ ra sao?

2. Nghề nông đâu phải chỉ quanh năm bám lấy cái nghèo

“Thị trấn của nhà lầu và xe hơi.

Con đường QL6, vắt qua thị trấn Bưng của vùng đất Cao Phong nghèo khó dạo nào nay đã nhức mắt bởi nhà lầu và xe hơi. Hỏi về sự phát triển đến ngoạn mục này, người dân Cao Phong ai cũng phải tự hào đấy là do trái cam mang lại. Theo thống kê năm 2013, riêng thị trấn Cao Phong đã có tới 39 hộ đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm. Đặc biệt hơn, hiện nay số hộ gia đình có thu nhập từ 3-5 tỷ đồng trong năm từ cam của Cao Phong là không ít. Cá biệt có những hộ đã có thu trên 10 tỷ đồng sau mỗi vụ cam.” (trích bài http://vietnamnet.vn/…/-huyen-ty-phu–va-thi-tran-cua-nha-l… )

Ngẫm lại thì từ thời xưa, các cụ chẳng đã từng đúc kết:

“Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”

Có lẽ thay vì khuyên trẻ em học hành để đổi đời, người ta cần cho các em những lời khuyên khác.

Theo facebook Mai Phạm

Xem thêm: