Sau khi hình ảnh cậu bé Vương Phúc Mãn (Wang Fuman) 8 tuổi ở huyện Lỗ Điện thành phố Chiêu Thông tỉnh Vân Nam “đầu đội băng” đến trường được lan truyền trên mạng, ngay lập tức tất cả các cấp chính quyền địa phương Trung Quốc vào cuộc “giải cứu”…

90f39c37ly1fnqgm753cqj20c80c8jsf 2
Tình cảnh tương phản giữa “cậu bé tóc băng” và “cô bé tóc băng” cho thấy thứ mà nhà cầm quyền Trung Quốc thực sự quan tâm không phải cuộc sống cơ cực của hàng triệu trẻ em nghèo mà chỉ là hình ảnh của cá nhân họ.

Được biết, nơi bé Vương Phúc Mãn muốn đến nhất là Bắc Kinh, tâm nguyện của cậu bé sau khi lớn lên là làm cảnh sát, vậy là ngày 19/1, Đại học An ninh Trung Quốc đã nhanh chóng vào cuộc mở ra “con đường giải mộng” kéo dài ba ngày cho cậu bé bằng cách mời gia đình bé Vương Phúc Mãn đến Bắc Kinh. Chỉ một ngày sau khi từ Bắc Kinh trở về, gia đình bé Vương Phúc Mãn lại thêm một lần nữa được mời trở lại Bắc Kinh.

cậu bé tóc đóng băng
Cậu bé tóc đóng băng Vương Phúc Mãn ( Ảnh từ Weibo)

Tuy nhiên, trong thời điểm “cậu bé tóc băng” đang thu hút quan tâm trên khắp Trung Quốc thì trên mạng xã hội lại xuất hiện hình ảnh một nhóm “cô bé tóc băng”. Các cô bé trong hình cũng “đầu đội băng” như “cậu bé tóc băng”, mang những bộ đồ cũ rách. Tuy nhiên, trái với tình cảnh “cậu bé tóc băng”, các “cô bé tóc băng” đã không nhận được sự quan tâm nào của giới chức, giới truyền thông nhà nước cũng làm ngơ.

005KyZBQly1fnr0694b5bj30k00u00xl 1
Dân mạng Trung Quốc Đại Lục đã đăng thêm một số hình ảnh “cô bé tóc băng”, kêu gọi quan tâm, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc thờ ơ (Hình ảnh Weibo)

Kỳ lạ? Khó hiểu? Đối với tôi, vừa kỳ lạ vừa không kỳ lạ, vừa khó hiểu vừa không khó hiểu.

Có lẽ mọi người đều biết từ “quan hệ công chúng”. Nếu nói sau khi hình ảnh Vương Phục Mãn lên cơn sốt trên mạng được cư dân mạng ào ào quyên tiền hỗ trợ là xuất phát từ lòng thương cảm, vậy thì hành động “quan tâm” và “cứu trợ” sau đó của chính quyền địa phương hoàn toàn là một chuyện khác. Đó là gì? Đó chính là vấn đề quan hệ công chúng, nhưng không phải là quan hệ công chúng theo nghĩa thông thường, mà là quan hệ công chúng của chính phủ, nói thông tục gọi là đánh bóng hình ảnh.

Hãy thử nghĩ, đối với chính quyền, chuyện “cậu bé tóc băng” gây ra hình ảnh xấu xí cho họ. Nhưng nhiều quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc rất giỏi cái gọi là “khả năng biến điều tồi tệ thành tốt đẹp”. Làm thế nào? Cách nhanh nhất là “quan tâm” và “cứu trợ” cho “cậu bé tóc băng”, đồng thời cho giới truyền thông tuyên truyền cường điệu lên. Qua những chiêu trò, hình ảnh một chính quyền không làm tròn trách nhiệm được đảo ngược thành chính quyền thương yêu trẻ. Nhưng có thực chất như thế?

Hành động hiện thực hóa giấc mơ cho “cậu bé tóc băng” của của Đại học An ninh Trung Quốc, mặc dù trong sự kiện trẻ em nghèo đến trường khó khăn này nhà trường không có liên đới trách nhiệm, nhưng họ lại rất nhiệt tình hành động, chẳng qua muốn tận dụng cơ hội này để tuyên truyền cho họ mà thôi.

Cư dân mạng đã than thở: cậu bé tóc băng được đi lên Bắc Kinh, còn cô bé tóc băng đi đâu? Còn vô số đứa trẻ khác chung cảnh ngộ thì sao?

Một số cư dân mạng nói chí lý, “cậu bé tóc băng” không phải là một cá nhân, mà đó là một quần thể người đông đảo, gồm 60 triệu trẻ em. Nếu chính phủ thực sự quan tâm đến họ, thực sự sẵn sàng phục vụ họ thì không thể nào chỉ “quan tâm” và “chăm sóc” một “cậu bé tóc băng”, hay một nhóm “cậu bé tóc băng”, mà vấn đề là quan tâm chung hàng triệu bé như vậy. Quan trọng hơn, không thể chỉ làm bề nổi, khi xảy ra chuyện mới “quan tâm” và “chăm sóc” cho qua rồi sau đó lại đâu vào đấy, phải giải quyết từ gốc là do thể chế đã gây ra hàng triệu “em bé tóc băng” này. Vậy chính phủ đã làm gì trong vấn đề này? Có thể nói không làm được gì. Bình tĩnh mà nói, cho dù làm được điều này không đơn giản, cần thời gian dài, nhưng ít nhất trong hiện tại không thể nào chỉ nhiệt tình đối với “cậu bé tóc băng” trong khi lại bỏ rơi “cô bé tóc băng”!

Sự tương phản giữa hai hình ảnh này cho thấy thứ chính phủ thực sự quan tâm không phải nỗi đau khổ của hàng triệu trẻ em nghèo, mà chỉ là hình ảnh của chính họ. Những gì họ đang làm chỉ là diễn kịch, khác biệt chỉ là trong cách diễn hay hay diễn tồi mà thôi.

Blog Viên Bân

Xem thêm: