Một tội ác dù nhỏ, nếu được phơi bày ngay trước mắt, sẽ dễ dàng khiến người ta bất bình và nảy lòng thương xót; nhưng đổi lại, một thảm họa dù kinh hoàng đến đâu, nếu không nhận được sự quan tâm xác đáng thì khó có thể hình dung hết được hậu họa khôn lường của nó.

Hai thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng trong chưa đầy một tuần: Lòng thương có giới hạn?
Nhà Trắng (Ảnh qua Wikipedia)

Trong chưa đầy một tuần từ 5/4 đến 11/4, có hai bức thỉnh nguyện thư đã được gửi tới Nhà Trắng, dù ít dù nhiều đều có liên quan đến người Việt.

Thỉnh nguyện thư thứ nhất

Tựa đề: #ChineseLivesMatters Calling a federal investigation into the United Airlines incident on 10th April 2017.

Tạm dịch: Kêu gọi điều tra liên bang về sự kiện xảy ra trên máy bay của hãng United Airlines vào ngày 10/4/2017.

Hai thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng trong chưa đầy một tuần: Lòng thương có giới hạn?
Thực chất, đây chính là thỉnh nguyện thư cho sự việc người Mỹ gốc Việt, ông David Dao, bị cảnh sát và nhân viên United Airlines cưỡng chế rời khỏi máy bay để nhường chỗ cho phi hành đoàn.

Với tag #ChineseLivesMatters (Người Trung Quốc Cũng Cần Được Tôn Trọng), thỉnh nguyện thư đã kêu gọi Nhà Trắng quan tâm đến sự kiện ngày 10/4 vừa qua. Thực chất, đây chính là sự việc người Mỹ gốc Việt, ông David Dao, 69 tuổi, đã sống ở Mỹ được khoảng 20 năm, bị cảnh sát và nhân viên United Airlines cưỡng chế rời khỏi máy bay để nhường chỗ cho phi hành đoàn. Vụ cưỡng chế đã dẫn đến xô xát, khiến ông Dao bị thương, và sau đó các viên chức hàng không đã kéo lê ông qua lối đi của máy bay.

Lúc đầu, rất nhiều người lầm tưởng ông Dao là người Trung Quốc, vì thế những người Trung Quốc đã nhanh chóng gửi thỉnh nguyện thư lên Nhà Trắng. Tính đến thời điểm 11h30 ngày 14/4, số lượng người ký thỉnh nguyện thư này đã vượt quá 200.000 người trong vỏn vẹn 4 ngày. Vụ việc cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía người dân Mỹ, và khiến cổ phiếu United Airlines mất giá 1 tỷ USD tính đến trưa ngày 11/4.

Hai thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng trong chưa đầy một tuần: Lòng thương có giới hạn?
Ông David Dao xuất hiện trong video với vết máu trên mặt khi bị an ninh sân bay lôi khỏi chỗ ngồi.

Điều đáng chú ý là một số tờ báo nước ngoài đưa tin về sự kiện này đã không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng về cách phản ứng của người Việt. Tờ Reuters viết:

Thái độ đối với vụ việc thay đổi một cách đột ngột tại Việt Nam khi có thông tin rằng Dao không phải là người Trung Quốc […]

Khi các báo cáo đầu tiên cho rằng người đàn ông bị cưỡng chế là người Trung Quốc, một số người Việt Nam đã nhận xét rất cay nghiệt về ông ta.

Fury in Vietnam over United passenger dragged from plane – Reuters

Chúng ta hẳn là sẽ phải học hỏi nhiều để có thể trở thành những con người chính nghĩa, chí công vô tư… Và tôi vẫn mong chờ thời khắc đó, khi người Việt có thể tự hào nói rằng, lòng thương người của chúng ta là quang minh và cao thượng.

Thỉnh nguyện thư thứ hai

Tựa đề: Urge Xi Jinping to end forced organ harvesting of Falun Gong practitioners and other prisoners of conscience in China.

Tạm dịch: Yêu cầu Tập Cận Bình kết thúc việc mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác ở Trung Quốc.

Hai thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng trong chưa đầy một tuần: Lòng thương có giới hạn?
Thỉnh nguyện thư thứ 2 xuất hiện vào ngày 5/4, chưa đến 1 tuần trước thỉnh nguyện thư thứ nhất. Nó có liên quan gì đến người Việt?

Đây là thỉnh nguyện thư tới Nhà Trắng được lập ngày 5/4, thúc giục Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc hành động mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác ở Trung Quốc. Thỉnh nguyện thư này được gửi tới Nhà Trắng trong hoàn cảnh cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên giữa ông Trump và ông Tập diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Floria.

Tính đến thời điểm 11h30 ngày 14/4, số lượng người ký thỉnh nguyện thư này là 11.000 người. Nếu đến ngày 5/5, đơn thỉnh nguyện trên website của Nhà Trắng thu được 100.000 chữ ký, thì Nhà Trắng có nghĩa vụ phải hồi đáp cho vấn đề này.

Hai thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng trong chưa đầy một tuần: Lòng thương có giới hạn?
Mặc dù đạt hơn 11.000 lượt chữ ký trong 4 ngày, sự quan tâm đối với thỉnh nguyện thư này vẫn còn là một dấu hỏi.

Điều đáng chú ý là ngày 14/7/2016 vừa qua, tại cuộc họp báo công bố “ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, thượng tá Đinh Văn Trình thuộc Phòng Phòng chống tội phạm mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, đã phân tích rằng tình trạng mua bán nội tạng từ Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, cũng như việc buôn bán nội tạng trong nước đã xuất hiện.

Ngày 30/7/2016, VTV1 cũng đưa tin, tình trạng buôn bán người để lấy nội tạng phi pháp xuyên quốc gia ở Việt Nam đã xảy ra càng ngày càng phức tạp. Người mua phải trả đến 200.000 USD để mua một quả thận, nhưng người bán chỉ nhận được 5.000 USD, hơn nữa phải đối mặt với nguy cơ bị lừa bán sang biên giới để mổ cắp nội tạng. Nạn nhân có thể là bất kỳ ai, kể cả trẻ em.

Xem thêmNghị viên Canada lại thúc đẩy dự luật lên án mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc

Bên cạnh đó, vào ngày 22/6/2016, một báo cáo dài có tựa đề: “Thu hoạch đẫm máu/Đại thảm sát: Bản cập nhật” được công bố trên trang endorganpillaging.org. Trong báo cáo này, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền được đề cử Nobel Hòa bình David Matas, và nhà báo điều tra Ethan Gutmann đã đưa ra một kết luận gây sốc: Hàng năm, chính quyền Trung Quốc đang thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng. Nguồn tạng là từ những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng, Thiên chúa giáo gia đình, và những người tập Pháp Luân Công. Trong báo cáo có trích dẫn chi tiết bằng chứng về thu nhập, số ca ghép tạng, số lượng giường bệnh phục vụ cho ghép tạng, v.v. của hơn 700 bệnh viện ghép tạng tại Trung Quốc.

Hai thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng trong chưa đầy một tuần: Lòng thương có giới hạn?
Báo cáo được công bố trên trang endorganpillaging.org.

Nếu đây là sự thật, người Việt đang phải đối mặt với một cuộc diệt chủng không kém cuộc diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã. Và nó lại diễn ra ở ngay cạnh chúng ta, và xảy ra ngay trong thời bình. Nó đã thể hiện sự tà ác của mình khi bắt đầu lan rộng sang người dân thường ở Trung Quốc và cả Việt Nam.

Một tội ác dù nhỏ, nếu được phơi bày ngay trước mắt, sẽ dễ dàng khiến người ta bất bình và nảy lòng thương xót; nhưng đổi lại, một thảm họa dù kinh hoàng đến đâu, nếu không nhận được sự quan tâm xác đáng thì khó có thể hình dung hết được hậu họa khôn lường của nó.

Lòng thương có nên là giới hạn?

Lần này, tôi kỳ vọng rằng chúng ta sẽ lên tiếng, không chỉ bởi vì chúng ta cần hướng đến sự cao thượng và vô tư, mà còn bởi vì chúng ta chưa thể nào lường trước được hiểm họa đang treo lơ lửng trên đầu người Việt.

Blog Minh Huy