Theo nhà nghiên cứu Anthony Ruggiero trên Fox News, việc Trung Quốc vừa tuyên  bố sẽ thực thi chế tài đối với Bắc Hàn, trong đó có ngừng xuất khẩu sản phẩm dầu lửa sang và dừng nhập khẩu hàng dệt may của Bắc Hàn là bằng chứng mới nhất cho thấy chiến dịch gây sức ép kinh tế lên Bắc Hàn của Tổng thống Trump đang bắt đầu có kết quả.

kim jong un2
Ngày 21/9/2017, Kim Jong Un ra một tuyên bố hiếm hoi phản bác lại diễn văn của ông Trump tại Liên Hiệp Quốc. Ảnh được KCNA công bố ngày 22/9

Trước tuyên bố của Trung Quốc 2 ngày, Tổng thống Mỹ ra một sắc lệnh hành nhằm tăng áp lực lên những người mà ông gọi là “băng nhóm tội phạm” ở Bình Nhưỡng.

Lệnh hành pháp này – được ban hành chỉ 48 giờ sau khi ông Trump lên án Bắc Hàn một cách gay gắt trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (HLQ) – áp đặt lệnh trừng phạt lên những tổ chức tài chính nước ngoài tiến hành hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho “bất cứ giao dịch đáng kể nào liên quan đến thương mại với Bắc Hàn.”

Ngoài ra, lệnh này còn cấm bất cứ tàu thuyền và máy bay đã dừng chân ở Bắc Hàn không được vào Mỹ trong 180 ngày sau đó.

Trong khi cuộc khẩu chiến leo thang giữa ông Trump và Bình Nhưỡng khiến một số nhà phê bình gọi đây là “trò chơi con nít” thì sắc lệnh hành pháp này thực sự có thể có tác dụng to lớn hơn.

Bắc Bắc Hàn sẽ sớm cảm thấy thấy toàn bộ sức ép kinh tế từ phía Mỹ mà trước đó đã khiến Iran phải nhượng bộ. Kim Jong Un sẽ phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn khi dòng tiền bắt đầu khô héo.

Lệnh hành pháp của Tổng thống Trump là một phần của chiến dịch vững mạnh đang đem lại kết quả. Lệnh này khiến tất các chính phủ, công ty và cá nhân muốn buôn bán với Bắc Hàn một lựa chọn rõ ràng: hãy làm ăn hoặc là với Bắc Hàn hoặc là với Hoa Kỳ – chứ không thể là cả hai. Rõ ràng việc mất thị trường 19 ngàn tỷ đô-la của Mỹ là một cái giá quá đắt cho lựa chọn còn lại. Trung Quốc biết rõ điều này.

Mặc dù lệnh mới này vẫn không khiến nhà độc tài Kim Jong Un ngừng khiêu khích và leo thang khẩu chiến, nó đặt sức ép lớn hơn ông ta phải chấm dứt những chương trình hạt nhân và tên lửa.

Trung Quốc, nước chiếm khoảng 90% ngoại thương của Bắc Hàn, đang nhận được thông điệp rõ ràng rằng Hoa Kỳ phản đối sự ủng hộ kinh tế của nước này đối với Bắc Hàn.

Trước khi công bố hạn chế thương mại mới với Bắc Hàn, Trung Quốc đã ủng hộ hai nghị quyết trừng phạt của LHQ áp đặt những hạn chế thương mại đối với Bắc Hàn. Hơn nữa, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị cho các ngân hàng của nước này là ngừng làm ăn với chế độ Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên hành động của Trung Quốc được theo dõi chặt chẽ, vì Bắc Kinh có một lịch sử đảo chiều những tuyên bố của mình khi không bị giám sát. Hơn nữa, tuyên bố của Trung Quốc không nói rõ lệnh cấm có bao gồm hoạt động tài chính đối với người Trung Quốc làm việc cho các tổ chức tại Bắc Hàn hay không.

Sắc lệnh của ông Trump về cơ bản đã nói với lãnh đạo của Trung Quốc rằng những biện pháp nửa vời là không đủ. Trong khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho hay rằng lệnh mới này không nhằm vào Trung Quốc, tất nhiên, nội dung không có chữ Trung Quốc nào cả, nhưng rõ ràng mục tiêu của nó là vào loại hoạt động thương mại mà Bắc Kinh đã thường xuyên nhắm mắt làm ngơ.

Chế tài mới của Mỹ hình thành dựa trên mô hình của một điều khoản trong Luật Trừng phạt và Thoái vốn Toàn diện đối với Iran năm 2010 nhằm vào việc kinh doanh với Iran.  Lệnh trừng phạt này đã gây sức ép với Iran và buộc nước này đàm phán một thỏa thuận nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc gỡ bỏ các trừng phạt.

Kim Jong Un nên đặc biệt lo ngại bởi vì lệnh hành pháp của ông Trump rộng hơn những trừng phạt áp lên Iran 7 năm trước, vốn chỉ nhắm vào những thực thể cụ thể của Iran và một số khía cạnh nào đó của thương mại của Iran.

Ngược lại, sắc lệnh mới của Tổng thống Trump đã ủy quyền cho Bộ Tài chính cắt đứt con đường tiếp cận hệ thống tài chính của Mỹ hoặc phong tỏa các tài sản của bất cứ nhà băng nào biết rõ là mình đang tiến hành các giao dịch đáng kể cho những người hoặc công ty bị trừng phạt dám buôn bán với Bắc Hàn.

Có một sự hiểu lầm, rằng nhiều người Mỹ cho rằng chính phủ Mỹ đã hết cách để trừng phạt Bắc Hàn bởi các lệnh chế tài toàn diện đã được dùng hết. Trên thực tế, cho đến tháng 7, Bắc Hàn mới chỉ đứng thứ 4 trên bảng danh sách các nước có nhiều người nhất bị lệnh trừng phạt của Mỹ – tăng lên từ vị trí thứ 8 vào đầu năm 2016.

Quan trọng hơn là, những lỗ hổng lớn ở trong các trừng phạt đối với Bắc Hàn sẽ được lấp kín. Cho đến gần đây, những trừng phạt đối với Bắc Hàn vẫn không hiệu quả lắm bởi vì chúng ít khi nhắm vào người nước ngoài – chủ yếu là Trung Quốc và Nga.

Lấy ví dụ như, cho đến nay, các ngân hàng nước ngoài – đặc biệt là ở Trung Quốc – có thể xử lý những giao dịch cho những người trốn tránh lệnh trừng phạt mà không lo ngại nhiều rằng họ có thể phải trả giá.  Giờ đây điều này sẽ thay đổi.

Lệnh mới của ông Trump cho phép Bộ Tài chính nhắm vào các ngân hàng nước ngoài đang lảng tránh vấn đề của “khách hàng của khách hàng” của họ.  Những nhà băng này bây giờ phải tìm hiểu xem là liệu một giao dịch cho một công ty ở Trung Quốc, Hong Kong hay nơi khác có thực sự che giấu việc buôn bán cho Bắc Hàn hay một thực thể của Bắc Hàn ở đằng sau hay không.

Lệnh mới này cũng là một phát đạn cảnh cáo trước khi Bộ Tài chính tung ra những trừng phạt đáng kể với những ngân hàng nhắm mắt làm ngơ về động cơ của những khách hàng của khách hàng của họ.

Cuộc chiến kinh tế mà ông Trump đã khởi xướng có cơ hội nhiều hơn cuộc khẩu chiến đang ầm ĩ, để khiến chính quyền Bắc Hàn nhìn rõ vị trí của họ và thoái lui khỏi những lời đe dọa cho nổ bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương hay có những hành động khiêu khích khác mà có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thật sự với Hoa Kỳ.

Minh Nhật

Xem thêm: