Tờ Thời báo Phố Wall đánh giá phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Donlad Trump tại Vác-sa-va, Ba Lan là một bài thuyết giáo về các giá trị và truyền thống phương Tây mà bà Hillary Clinton và bất kỳ chính trị gia Dân chủ nào cũng không bao giờ có thể làm được.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Ba Lan vào ngày 6/7/2017

Nếu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc lại lời bài quốc ca Mỹ “Lá cờ sao lấp lánh” trước một trận đấu bóng chày, ông có thể sẽ bị chỉ trích như một kẻ cánh hữu cực đoan. Vì thế mà điều tự nhiên là sau bài phát biểu tuyên dương và bảo vệ các giá trị phương Tây tại Thủ đô Vác-sa-va, Ba Lan, trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức vào tuần trước, những ý kiến chỉ trích Tổng thồng từ phía bên kia của sân khấu chính trị cũng tuôn xuống như mưa.

Chỉ có một vị tổng thống Mỹ đặc biệt như này mới có thể nói, “Tất cả chúng ta hãy chiến đấu như nhân dân Ba Lan vì gia đình, vì tự do, vì đất nước và vì Thiên Chúa”. Vậy mà, những người cánh tả vẫn tấn công ông Trump, họ cho rằng vị tổng thống của đảng Cộng hòa đang gửi những thông điệp quá cao siêu tới những người dân nông thôn đang ủng hộ ông. Còn những người cánh hữu chống Trump thì lại cho rằng bài phát biểu của vị tỷ phú bất động sản này là giả tạo, chỉ bời vì ông ta là người nói nó. Rõ ràng, chúng ta đang phải sống trong một kỷ nguyên của sự hoài nghi.

Angela Stent, giáo sư tại Đại học Georgetown, đã đưa ra một phân tích chính trị ngắn gọn rằng: “Ông [Trump] ít nhất muốn chứng minh cho hội những người ủng hộ ông thấy rằng ông đang làm đúng như tất cả các nguyên tắc mà mình đã phát biểu trong suốt chiến dịch tranh cử”.

“Hội những người ủng hộ Trump”, cái hội đó vẫn còn tồn tại, đúng không?

Trong suốt chiến dịch tranh cử vừa rồi, thông thường người ta nhìn nhận về bộ sậu ứng viên Donald Trump giống một đoàn xe buýt cũ kỹ của những công dân Mỹ ngoài lề xã hội – những người mà ai đó đã từng gọi là những kẻ hư hỏng (deplorables). Nhưng trong cuộc bầu cử đó, khoảng một nửa cử tri Mỹ đã bỏ phiếu cho người đàn ông ấy. Và tại Vác-sa-va, ông ta đã trình bày một bài phát biểu mà đối thủ của ông, bà Hillary Clinton hoặc bất kỳ một đảng viên Dân chủ nào hiện tại sẽ chẳng bao giờ làm như thế.

Nói một cách dễ hiểu: Một phía của cuộc tranh luận [phía Đảng Dân chủ] sẽ không bao giờ được bắt gặp trong các hoạt động xã giao trịnh trọng mà họ sẽ sử dụng cụm từ của sự đàn áp – “phương Tây”.

Để nhận định rõ nét một cách thú vị về sự ghê tởm của cánh tả đối với bài phát biểu của ông Trump, tôi đề xuất các bạn nên đọc bài luận của Robert Merry đăng trên tờ American Conservative có tựa đề: “Bài phát biểu của Trump tại Vác-sa-va đã thách thức tranh luận về nền văn minh phương Tây”. Như tác giả Merry nhận định, đây là một cuộc tranh luận lớn đáng giá, và là một điều mà “hội fan Trump” hiểu được một cách bản năng vào năm 2016.

Trên thực tế, nội dung bài diễn văn ở Vác-sa-va về Văn minh phương Tây thực sự nói về phiên bản tư tưởng hiện tại của đảng Dân chủ và người lãnh đạo chính phủ Mỹ hai nhiệm kỳ qua, ông Barack Obama. Ông Trump có vẻ đã kịp thời ức chế được sự thôi thúc gọi tên người đối lập, do đó hãy cho phép tôi làm điều này.

Những người ủng hộ ông Trump đã biết rằng cuộc bầu cử tổng thống 2016, một cuộc chiến giữa người kế nhiệm của ông Obama và bất cứ ai chống lại bà ta. Đó không chỉ đơn thuần là một cuộc bầu cử nữa. Đó là một  sự kiện quan trọng, quyết định liệu nước Mỹ sẽ đi theo truyền thống phương Tây như nó đã phát triển xuyên suốt lịch sử hay tiếp tục trôi dạt xa khỏi những tư tưởng truyền thống đó.

Những người cấp tiến giành thời gian chế giễu bài phát biểu của ông Trump, coi ông như là một con ngựa hoang với đường lối cánh hữu cực đoan mơ hồ và nhược tiểu. Bởi vì nội dung của bài phát biểu đó đi trệch hoàn toàn khỏi các giá trị chính trị của họ trong suốt 8 năm Obama cầm quyền.

Nếu có một ý thức chỉ huy phương Tây được hình thành qua nhiều thế kỷ ở Châu Âu, bao gồm phương án chiến tranh, đó là cá nhân xứng đáng nhận được sự bảo vệ chính thức trước sức nặng của quyền lực chính trị độc đoán, cho dù quyền lực đó là của vua, giáo sĩ hay nhà độc tài.

Bernard Bailyn, nhà sử học vĩ đại về chính trị Hoa Kỳ thời trước cách mạng thuộc địa, chỉ ra rằng thông qua việc đọc kỹ càng về những bản lưu lại lời tuyên truyền của quân thuộc địa mới thấy được những người Mỹ thời kỳ đầu đó đã rất ghét quyền lực tập trung và xa cách người dân.

Những Nhà lập quốc đã bị ám ảnh với suy nghĩ này và như chúng ta đã thấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ông Jefferson đã chỉ rõ những hành vi sai trái của Vua George, người lãnh đạo của vương Quốc Anh. Jefferson và những Nhà lập quốc đã tạo lập một chính phủ rõ ràng để bảo vệ các thực thể nhỏ hơn như cá nhân và chính quyền địa phương, tránh bị nuốt chửng và áp đảo bởi quyền lực quá mạnh của chính phủ liên bang.

Những người Mỹ cánh tả chưa bao giờ hoàn toàn thoải mái với hệ thống chính trị phân tán và “khó khăn” của Hoa Kỳ. Một khi phe cánh tả xác định được một lợi ích chính trị phổ quát, họ thiếu kiên nhẫn để áp dụng điều đó vào thực tế. Một trong những tư tưởng Mỹ đầu tiên bị phía tả phản đối là chủ nghĩa liên bang: Họ tin rằng các tiểu bang không thể được tin cậy để làm điều đúng đắn.

Điều đó đã xảy ra vào những năm 1950 và 60, khi chính quyền tìm các biện pháp khắc phục nạn phân biệt chủng tộc. Với 8 năm cầm quyền của Obama, xu hướng người dân ghẻ lạnh chủ nghĩa liên bang càng tăng lên. Quyền lực gần như tập trung hoàn toàn vào chính quyền liên bang (Nhà Trắng), trong khi các tiểu bang không có tiếng nói đáng kể ở các vấn đề quan trọng. Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Obama đã áp đặt các quy tắc kiểm soát nhân danh các tuyên bố về khí hậu phổ quát. Bộ Tư pháp do  Eric Holder đứng đầu đưa ra các vụ kiện cáo buộc sự phân biệt về chủng tộc chống lại cảnh sát, các thị trấn và hệ thống trường học địa phương. Bộ lao động Obama cũng đã làm như vậy để ép buộc người sử dụng lao động tư nhân; Bộ trưởng Lao động thời đó là Tom Perez, hiện đang lãnh đạo Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.

Truyền thống phương Tây về bảo vệ quyền cá nhân đã được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết ở quy định về tiến trình tố tụng và giả định vô tội (cho đến khi bị chứng minh ngược lại), trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Việc tin vào giá trị truyền thống phương Tây này đã ngăn trở các cáo buộc lạm dụng tình dục ở trường học, vậy nên Bộ giáo dục Obama đã ban hành bản “hướng dẫn”, theo đó đảo ngược lại tiến trình tố tụng và hợp pháp hóa giả định có tội.

Rốt cuộc, hội “fan” Trump bằng trực giác biết được rằng một sự tái cấu trúc lâu dài các truyền thống chính trị của của họ đã xảy ra ở xã hội Mỹ.

Sự thay thế tư tưởng cấp tiến cho kinh nghiệm truyền thống phương Tây mở rộng đến khía cạnh văn hóa, đặc biệt là tôn giáo. Khi Donald Trump, trước tất cả mọi người, kể lại rằng những người Ba Lan ở quảng trường Chiến thắng đã hô vang “Chúng tôi muốn Thiên Chúa” vào năm 1979, những lời lẽ ấy đinh tai nhức óc như tiếng móng tay cào lên bảng đen đối với những người cấp tiến hậu hiện đại.

Một cách để hiểu chính trị Mỹ ngày nay là hãy so sánh sự chia rẽ của xã hội Mỹ với nước Mỹ thời kỳ trước cuộc Cách mạng thuộc địa, khi đó phe kích động cho cuộc nổi dậy của 13 bang thuộc địa là Vua George và Quốc hội của ông ta ở London.

Trong thời đại của chúng ta ngày nay, cuộc đấu tranh là sự phản kháng chống lại sự tăng cường sức mạnh quyền lực trung ương đối với quyền tự do của các thực thể nhỏ hơn trong xã hội Mỹ như các tiểu bang, gia đình và mỗi cá nhân. Những người Dân chủ cấp tiến đang đóng vai Vua George mới, họ muốn mở rộng quyền cai trị 50 tiểu bang hậu thuộc địa từ Washington xa xôi. Và hội “fan” của Trump là những người nổi dậy phản đối điều đó.

Tác giả: Daniel Henninger

Đăng lần đầu trên tạp chí Thời báo Phố Wall

Xuân Thành (dịch)

Xem thêm: